Post date: 13:30:17 10-08-2014
Viêm màng ngoài tim co thắt là hậu quả của quá trình xơ hoá làm dày lên và dính của màng ngoài tim, là hậu quả thứ phát của quá trình viêm mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra. Lúc này quả tim được một màng ngoài tim cố định cứng nhắc bao bọc, làm hạn chế tim giãn ra trong thì tâm trương, tăng các áp lực trong buồng tim và làm mất tương đồng giữa áp lực trong các buồng tim và áp lực của lồng ngực. Sự tăng áp lực trong buồng tim và giảm sự giãn thì tâm trương của tim làm hạn chế sự đổ về của máu tĩnh mạch chủ và phổi, gây ra dấu hiệu của suy tim ứ huyết của cả tim bên phải và bên trái. Rất nhiều các trường hợp bị bỏ sót chẩn đoán viêm màng ngoài tim co thắt vì không được nghĩ đến nên đã dẫn tới hậu quả nặng nề cho bệnh nhân.
Các nguyên nhân hay gặp gây viêm màng ngoài tim co thắt được liệt kê ở bảng dưới đây:
Để khẳng định chẩn đoán viêm màng ngoài tim co thắt thì vẫn không có một xét nghiệm nào được coi là tiêu chuẩn vàng cả. Vì vậy, cần phải kết hợp giữa lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.
a. Màng ngoài tim canxi hoá là dấu hiệu hay gặp trên lâm sàng. dấu hiệu này thường thấy trên phim chụp nghiêng và hay thấy ở vị trí của thất phải và rãnh nhĩ thất.
b. Tràn dịch màng phổi cũng là dấu hiệu hay gặp.
c. Giãn nhĩ phải và nhĩ trái có thể thấy rõ ràng trên phim chụp Xquang.
d. Phù phổi là dấu hiệu hiếm thấy trên phim.
a. Siêu âm TM cần tìm các dấu hiệu sau:
· Thành tự do thất trái dẹt.
· Độ dày của màng ngoài tim thường tăng lên và có thể thấy cả dấu hiệu vôi hoá của màng ngoài tim (màng ngoài tim dầy và sáng hơn so với bình thường). Tuy nhiên việc đo bề dày màng ngoài tim một cách thật chính xác bằng siêu âm TM nhiều khi cũng gặp khó khăn. Lúc này các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác có nhiều ưu điểm hơn như CT Scanner, MRI, siêu âm thực quản.
· Van động mạch phổi mở sớm. Do tăng áp lực cuối tâm trương của thất phải dẫn đến ảnh hưởng tới áp lực động mạch phổi.
· Vận động nghịch thường của vách liên nhĩ trong thì tâm thu.
b. Siêu âm 2D: còn có thể thấy thêm một số dấu hiệu khác như:
· Vách liên thất nảy lên trong thì tâm trương: thấy ở mặt cắt 4 buồng tim từ mỏm.
· Giãn tĩnh mạch chủ dưới.
· Giảm góc hợp giữa nhĩ trái và thất trái. Góc này bị nhọn hơn so với bình thường do sự vận động bất thường của tâm thất và tâm nhĩ.
c. Siêu âm Doppler: Siêu âm TM và 2D cho phép gợi ý viêm màng ngoài tim co thắt. Tuy nhiên các dấu hiệu vừa nêu chỉ có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp. Trong khi đó siêu âm Doppler là phương pháp cho phép đánh giá tốt nhất chức năng tâm trương của tâm thất. Cụ thể là:
· Sự thay đổi theo hô hấp của dòng chảy qua van hai lá và van ba lá. Khi bệnh nhân hít vào sâu, áp lực trong lồng ngực giảm, áp lực này kéo theo áp lực trong tĩnh mạch phổi giảm nhưng không làm thay đổi áp lực thất trái. Chính do nguyên nhân này nên trong giai đoạn hít vào, tốc độ dòng chảy qua van hai lá tăng lên còn tốc độ dòng chảy qua van ba lá giảm đi: Tốc độ sóng E qua van hai lá tăng lên khoảng 33%, còn tốc độ qua van ba lá lại giảm đi.
· Dòng chảy trong tĩnh mạch phổi giảm trong giai đoạn thở ra.
· Có sự thay đổi theo hô hấp của dòng chảy trong tĩnh mạch gan.
Hình 24-1. Thay đổi theo hô hấp của dòng chảy qua van hai lá (A), qua van ba lá (B), trong tĩnh mạch phổi (C), trong tĩnh mạch trên gan (D): lúc ngừng thở (trên), khi hít vào (giữa) và khi thở ra (dưới), ở người bình thường (1), bệnh nhân VMNT co thắt (2) và bệnh cơ tim hạn chế (3).
a. Áp lực tâm nhĩ: sóng nhĩ sẽ có dạng chữ “W”, do sóng a chiếm ưu thế.
b. Áp lực tâm thất:
· Áp lực thất có biểu hiện “bổ nhào-cao nguyên” (dip-plateau), là một dấu hiệu kinh điển của viêm màng ngoài tim co thắt.
Hình 24-2. Dấu hiệu “bổ nhào cao nguyên” biểu hiện rõ hơn sau một nhát bóp ngoại tâm thu.
· Áp lực cuối tâm trương của hai tâm thất không chỉ tăng cao mà còn cân bằng giữa thất trái và thất phải, chênh áp cuối tâm trương giữa hai thất nhỏ hơn 5mmHg với áp lực cuối tâm trương thất phải lớn hơn 1/3 áp lực tâm thu của thất phải. Đây chính là dấu hiệu kinh điển để chẩn đoán phân biệt giữa viêm màng ngoài tim co thắt và bệnh cơ tim hạn chế.
Các bệnh nhân ở giai đoạn đầu với mức độ khó thở NYHA 1 có thể điều trị nội khoa bảo tồn bằng lợi tiểu và chế độ ăn hạn chế muối. Ngoài ra điều trị nội khoa cũng được chỉ định ở các bệnh nhân quá nặng không còn chỉ định mổ hay không chấp nhận nguy cơ của cuộc mổ.
1. Brockington GM, Zebede J, Pandian NG. Constrictive pericarditis. In: Shabetaj R, ed. Diseases of the pericardium. Cardiol Clin 1990;8(4):6454561.
2. Fewler N. Constrictive pericarditis: its history and current status. Clin Cardiol 1995;18:841-B50.
3. Klein AL, et at. Differentiation of constrictive pericarditis from restrictive cardiomyopathy by Doppler transesophageal echocardiographic measurements of respiratory variations in pulmonary venous flows. J Am Coll Cardiol 1993;22:1935-1943.
4. Klein AL, Cohen GI. Doppler echocardiographic assessment of constrictive pericarditis, cardiac amyloidosis, and cardiac tamponade. Cleveland Clin J Med 1992;59:27&290.
5. Oh J, et at. Diagnostic role of Doppler echocardiography in constrictive pericarditis. J Am Coll Cardiol 1994;23:154-162.
6. Braunwald E, Lorell BH. Pericardial diseases. In: Braunwald E, ed. Heart disease: a textbook of cardiovascular medicine, 5th ed. Philadelphia: WBSaunders, 1997:1496-1505.
7. Feigenbaum H. Pericardial disease-constrictive pericarditis. In: Feigenbaum H, ed.Echocardiography. Baltimore: Williams & Wilkins, 1994:577-583.
8. Grossman W, Lorell BH. Profiles in constrictive pericarditis, restrictive cardiomyopathy, and cardiac tamponade. In: Balm DS, Grossman W, eds. Cardiac catheterization, angiography, and intervention. Baltimore: Williams & Wilkins, 1996:801-821.
9. Topol EJ, Klein AL, Scalia GM. Diseases of the pericardium, restrictive cardiomyopathy, and diastolic dysfunction. In: Topol EJ, ed. Comprehensive cardiovascular medicine. Philadelphia: Lippincott-Raven Publishers, 1998:669-733.
10. Reginelli JP, Grady TA. Constrictive pericarditis. In: Marso SP, Griffin BP, Topol EJ, eds. Manual of Cardiovascular Medicine. Philadelphia: Lippincott-Raven, 2000.