Hẹp môn vị

Post date: 10:22:51 08-08-2014

Mục tiêu

1.   Mô  tả  được các  triệu chứng lâm sàng  và cận lâm sàng  của  các  giai  đoạn hẹp môn vị.

2.   Trình bày đ ợc nguyên tắc điều trị hẹp môn vị tùy theo  nguyên nhân.

 

1. Đại cương

 

Hẹp môn  vị là một biến chứng của nhiều bệnh, nhưng hay gặp hơn  cả là do loét và ung thư.

Về lâm sàng,  hẹp môn vị ở giai đoạn muộn thường có những triệu chứng khá rõ  ràng, dễ dàng  cho  chẩn đoán.  Ngày  nay, nhờ X quang và nội  soi  đã có thể phát hiện những hẹp môn  vị sớm, chưa có biểu hiện lâm sàng.

 

2. Nguyên nhân

2.1.  Loét dạ dày-tá tràng

Loét dạ dày-tá tràng là nguyên nhân hay gặp nhất. Tất  cả  mọi  vị  trí  của ổ  loét ở dạ dày hay tá tràng, ở  gần hay  xa  môn vị, đều có  thể gây nên hẹp môn  vị tạm thời hay vĩnh viễn.

 

2.1.1. Cơ chế gây hẹp

-  ổ loét ở môn  vị, gần môn  vị có thể gây nên hẹp tại chỗ.

 -  Viêm nhiễm: phù nề vùng hang vị.

Co  thắt và viêm  nhiễm chỉ  là tạm thời và có thể  khỏi hẳn  sau một thời gian ngắn điều trị nội  khoa.

2.1.2. Lâm  sàng

 

-  Cách tiến  triển:  bệnh tiến  triển từ từ, chậm chạp. Lúc  mới  bắt đầu  xuất hiện từng  đợt,  vì  có hiện tượng  co thắt  và viêm  nhiễm phối hợp. Có  khi viêm, phù nề chiếm  ưu thế với đặc  điểm  là xuất hiện  từng đợt  rất  đột ngột, nhưng cũng giảm hoặc mất đi nhanh chóng dưới tác dụng của  điều trị nội khoa. Về sau hẹp trở thành thực thể, xuất hiện th ờng xuyên, mỗi ngày  một nặng thêm.

 

-  Tiền  sử:  thường  bệnh nhân  đã có  thời gian đau  trước đó một vài  năm hoặc lâu hơn. Đau theo mùa, nhịp theo bữa ăn, mỗi  cơn đau kéo dài một vài tuần.

 

2.2.  Ung thư

 

Là những ung thư  vùng hang-môn vị,  thường là ung thư  nguyên phát. Nguyên  nhân  này  đứng  hàng thứ hai sau loét. Hẹp thường diễn biến nhanh chóng nhưng cũng có thể diễn biến từ từ, chậm chạp.

 

2.2.1. Lâm  sàng

 

Thường là một vài  tháng  nay bệnh  nhân thấy  ăn uống không ngon, có cảm  giác nằng nặng, chương chướng ở vùng trên rốn. Đau nhè nhẹ, người mệt mỏi,  sút cân... Những triệu chứng này  không có gì đặc hiệu nên rất  dễ bỏ qua. Hay bệnh  nhân đến  viện là vì  một khối u ở vùng trên rốn, khối u còn  hay đã mất tính di động.

 

2.2.2. X quang và  nội soi

-  X quang giúp ích nhiều  cho chẩn đoán. Có nhiều hình ảnh khác nhau:

+   ống môn  vị chít hẹp lại thành một đường nhỏ, khúc khuỷu, bờ không đều.

+   Vùng hang vị có hình khuyết rõ rệt.

 

-  Co thắt: thường phối hợp và làm hẹp nhiều hơn.

                                                                                                       

Hình 3.2.  Dạ dày giãn hình đáy chậu dày có  baryt                                                                                                 Hình 3.3.  Dạ dày giãn hình mỏ  chim trên phim  chụp dạ dày có  

baryt  (khi quay ngược phim)

-  Nội  soi: nội soi dạ dày - tá tràng bằng ống  soi mềm thấy thức ăn còn đọng lại ở dạ dày,  không thể đưa được ống xuống tá tràng, sinh thiết xác định chính xác nguyên nhân.

 

2.3.  Các nguyên nhân khác

2.3.1. Tại dạ dày

 

-  Hạch trong bệnh lympho hạt

-  U lành tính

-  U lao

-  Bỏng: do nhầm lẫn  hay cố tình, bệnh nhân  uống phải các  chất  toan hay kiềm có tính chất ăn mòn mạnh.

 

2.3.2. Ngoài dạ dày

 

-  Sỏi  túi mật

-  Tụy:

+   Viêm tụy mạn tính thể phì đại

+     Ung  th  đầu tụy.

 

3. Hội chứng hẹp

3.1.  Giai đoạn bắt đầu

3.1.1. Lâm  sàng

-  Đau: thường là đau sau bữa ăn; tính chất đau không có gì đặc biệt; không đau nhiều lắm.

-  Nôn:  khi  có khi  không; thường có cảm  giác đầy, hay buồn nôn.

 

3.1.2. Hút dịch vị

Hút vào  buổi  sáng, trước giờ  ăn sáng  thường lệ hàng   ngày  để   tránh những phản xạ tiết dịch. Bình thường hút được chứng 40-60  ml.  ở đây thường là trên 100ml. Trong đó có thể lẫn những cặn thức ăn còn sót  lại. Những mẩu thức ăn này  có khi  nhìn  thấy  rõ  ràng, nhưng thường thì  phải chú  ý thật cẩn thận mới  khẳng   định  được.  Dịch  vị  nhiều chứng tỏ  có  hiện  tượng ứ đọng, nhưng có thể một phần là do đa tiết.

 

3.1.3. X quang

Có  ứ đọng  nhẹ,  cũng có  khi  thấy  môn  vị  vẫn  mở  thuốc xuống tá tràng bình  thường do  những co bóp  cố  gắng của  dạ dày.  Hình  ảnh cơ bản và sớm nhất trong giai  đoạn  này  là tăng  nhu động,  dạ dày  co bóp  nhiều hơn,  mạnh hơn.  Hình  ảnh này  phải nhìn  trên màn  ảnh mới thấy, chụp không có giá trị. Hiện tượng tăng sóng nhu động này  xuất hiện từng đợt,  xen  kẽ, có lúc  dạ dày nghỉ ngơi.

3.1.4. Nội soi

Dạ dày ứ dịch ít và hình ảnh hẹp môn vị.

 

3.2.  Giai đoạn sau

3.2.1. Lâm  sàng

-  Đau: đau muộn, 2-3 giờ  sau khi ăn, có khi  muộn hơn nữa. Đau từng cơn, các  cơn đau liên  tiếp  nhau. Vì  đau  nhiều  nên có  khi  bệnh  nhân không dám ăn mặc dù rất  đói.

-  Nôn:  là triệu  chứng bao giờ  cũng có và có tính chất đặc hiệu của nó.  Nôn ra nước ứ đọng của  dạ dày,  trong có thức ăn của  bữa ăn mới lẫn với thức của  bữa  ăn cũ. 

Các tính chất  của  nôn  trong hẹp môn vị:

+   Nôn  muộn sau ăn

+   Nôn  ra nước xanh đen, không bao giờ có dịch mật

+   Nôn  được thì  hết đau, cho  nên có khi  vì đau  quá bệnh nhân  phải móc họng cho nôn.

-  Toàn  thân:  xanh, gầy, da khô, mất  n ớc, uể oải; tiểu ít và táo bón.

-  Khám thực thể:

+   óc ách lúc  đói: buổi sáng, khi bệnh nhân ch a ăn uống, nếu lắc bụng sẽ nghe rõ óch ách. Triệu chứng này rất có giá trị và gặp thường xuyên.

+   Sóng nhu động:  xuất  hiện tự nhiên hay sau khi  kích thích  bằng cách búng nhẹ lên thành bụng.

+   Dấu hiệu Bouveret: nếu đặt tay lên vùng trên rốn, thấy  căng lên từng lúc.

+   Bụng lõm  lòng  thuyền: bụng trên rốn thì tr ớng, bụng d ới rốn thì lại lép kẹp tạo nên dấu hiệu bụng lõm  lòng  thuyền.

 

3.2.2. Hút dịch vị

Lấy được nhiều nước ứ đọng.

 

3.2.3. X quang dạ dày có  chuẩn bị

-  Hình ảnh tuyết rơi.

-  Dạ dày giãn to.

-  Sóng nhu động: xen  kẽ với các  đợt co bóp  mạnh, dạ dày ì  ra không co bóp.

-  ứ đọng ở dạ dày: sau 6 giờ,  nếu chiếu hoặc chụp lại sẽ thấy thuốc còn lại ở dạ dày.

 

3.2.4. Nội soi

Xác  định nguyên nhân gây hẹp môn vị.

3.3.  Giai đoạn cuối

3.3.1. Lâm  sàng

-  Đau liên tục nhưng nhẹ hơn giai đoạn  trên.

-  Nôn:  ít nôn hơn,  nhưng mỗi  lần nôn  thì ra rất  nhiều  nước ứ đọng và thức ăn của  những bữa ăn trước,  có  khi 2-3  ngày  trước.  Bệnh  nhân thường phải móc  họng cho nôn.

-  Toàn thân: tình trạng toàn  thân suy  sụp rõ  rệt. Bệnh cảnh của  một bệnh nhân  mất  nước: toàn thân  gầy còm,  mặt hốc  hác, mắt  lõm  sâu, da  khô đét, nhăn nheo.  Bệnh nhân  ở  trong tình  trạng  nhiễm  độc kinh niên, có khi  lơ mơ vì ure máu cao hay co giật vì calci  máu hạ thấp.

-  Khám thực thể: dạ dày dãn rất  to, xuống quá mào chậu, có khi chiếm gần hết ổ bụng, trướng không chỉ  riêng ở thượng  vị  mà  toàn  bụng. Lắc nghe óc ách.

 

3.3.2. X quang

Các hình  ảnh tuyết  rơi,  dạ dày  hình chậu lại  càng  rõ  rệt. Dạ dày  không còn sóng nhu động, hay nếu có thì rất yếu ớt và vô hiệu. Sau 12-24  giờ hay hơn nữa, baryt vẫn còn đọng lại ở dạ dày khá  nhiều, có khi  vẫn còn nguyên.

Sau khi  chụp X quang, nên rửa dạ dày để lấy hết baryt ra để phòng thủng.

 

3.3.3. Nội soi

Xác  định nguyên nhân và mức độ hẹp môn  vị.

 

4. Chẩn đoán

4.1.  Chẩn đoán xác định

Các triệu  chứng khá rõ  và đặc  hiệu, nên  chẩn  đoán  th ờng dễ dàng,  ít nhầm  lẫn, dựa vào:

-  Triệu chứng cơ năng: đau, nôn, phải móc  họng cho nôn.

-  Triệu chứng thực thể: lắc óc ách khi đói; dấu hiệu Bouveret.

-  Triệu chứng X quang: hình ảnh  tuyết rơi, dạ dày hình chậu, sau  6 giờ  dạ dày còn baryt.

-  Nội  soi: xác định nguyên nhân hẹp môn vị.

Trong những trường hợp hẹp nhẹ, chẩn đoán thường dựa vào X quang và nội soi.

 

4.2.  Chẩn đoán phân biệt

-  Bệnh giãn to thực quản.

-  Hẹp giữa dạ dày.

-  Hẹp tá tràng.

-  Liệt dạ dày do nguyên nhân  thần kinh.

 

4.3.  Chẩn đoán nguyên nhân

Phân  biệt hẹp môn vị do loét và hẹp môn  vị do ung thư dựa vào:

-  Tiền sử.

-  Triệu chứng lâm sàng.

-  Hình ảnh nội  soi hay X quang.

-  Nội  soi sinh thiết.

 

5. Nguyên tắc điều trị

Trước  hết  phải  phân biệt  là  hẹp  cơ năng hay thực thể.  Hẹp  môn vị  cơ năng không có chỉ định điều trị ngoại khoa. Chỉ cần một thời gian điều trị nội bằng các  thuốc chống co thắt,  bệnh  sẽ khỏi hẳn.  Ngược lại, một hẹp  môn  vị thực thể là một chỉ định điều trị ngoại khoa tuyệt  đối.

Hẹp môn  vị thực thể dù ở mức  độ nặng cũng không cần phẫu thuật ngay, mà  sau khi  nhận bệnh nhân,  phải kịp thời bồi  phụ lại  sự  thiếu  hụt về nước,điện giải  và năng lượng cho bệnh nhân.

Điều  trị  nội khoa: chủ  yếu là bù dịch - điện giải, nâng cao  thể trạng cho bệnh nhân.  Ngoài  ra, có thể kèm theo sử  dụng các  thuốc kháng tiết hay thuốc điều trị bệnh loét nếu như hẹp do loét và ở giai  đoạn sớm.

 

Điều  trị phẫu thuật: có hai ph ơng pháp chính là nối  vị tràng và cắt dạ dày.

+   Đối với hẹp do ung thư : phải cắt bỏ dạ dày.  Trừ những trường hợp đặc biệt: hoặc toàn  thân  quá yếu, hoặc tổn th ơng lan rộng hay có di  căn, mới làm phẫu thuật nối  vị tràng tạm thời.

+   Đối với hẹp do loét: tốt nhất cũng là phẫu thuật cắt đoạn  dạ dày.  Nếu bệnh nhân  yếu, tình trạng chung không cho phép, ổ loét ở vị trí cắt bỏ, thì nên dùng phẫu thuật nối  vị tràng đơn giản.