U XƯƠNG

Post date: 10:08:41 08-08-2014

Mục tiêu.

1. Liệt kê được các loại u xương thường  gặp

2. Trình bày được đặc điểm và nguyên tắc điều trị một số u xương thường gặp.

Nội dung.

U xương là một bệnh lý của xương đứng hàng thứ hai sau viêm xương tủy. Việc chẩn đoán sớm thường khó khăn, nhất là khối u ác tính. Vấn đề điều trị ngày nay đã nhiều tiến bộ nhằm phục hồi sớm chức năng của chi khớp.

1. Phân loại u xương: Có 2 loại: Xếp theo thứ tự thường gặp như sau:

1.1. U lành tính:

+ U xương sụn đơn độc (ostéo - chondrome)

+ U sụn (chondrome)

+ U nang xương (ostéo - Kystome)

+ U xơ cương (ostéome)

+ U huỷ cốt bào (ostéo Blstome) bậc 1 và bậc 2.

1.2. U ác tính:

+ Ung thư xương (ostéo Sarome)

+ U huỷ cốt bào bậc 3: ostéo Blastome (Metaphysarcome)

+ Ung thư trung mô (Sarcome d' Ewing).

+ U sụn ác tính (Chondro sarcome) ít gặp.

2. Triệu chứng chung của u xương

2.1. Lâm sàng

* Đau:

+ U xương lành tính không đau. Chỉ đau khi u to chèn ép cơ, mạch và thần kinh.

+ U xương ác tính thường đau liên tục. Đau dữ dội ngày càng tăng. Đau suốt ngày đêm, dùng thuốc giảm đau không tác dụng.

* Triệu chứng khối u:

- Vị trí:

+ U thường ở đốt ngón

+ U nang thường thấy ở vùng Métaphy hoặc ở thân xương.

+ U huỷ cốt bào: Thường thấy ở vùng Mêtaphy.

+ Ung thư xương thường thấy ở vùng Me'taphy của vùng gối.

- Mật độ: U xương thường cứng chắc ở vỏ ngoài, có thể xốp.

- Bờ: Tròn đều, ranh giới rõ đối với u lành tính. U ác tính thì bờ và ranh giới không rõ, dính với phần mềm xung quanh.

- Sự tiến triển:

+ U lành tiến triển chậm.

+ U ác tính tiến triển rất nhanh, tử vong sớm.

* Bệnh nhân có thể đến với một gãy xương tự nhiên hoặc một chấn thương rất nhẹ.

* Triệu chứng khác:

- Viêm tấy tại u: Thường thấy ở u ác tính.

- Hạch to: Thường do u ác tính.

- Teo cơ: Do u chèn ép.

2.2. Cận lâm sàng:

+ X.quang: Chụp 2 tư thế sẽ phát hiện u và có thể xác nhận được u lành hoặc ác tính.

+ Chụp cắt lớp vi tính: C.T Scanner.

+ Chọc sinh thiết tế bào: Là cách tốt nhất xác định u lành hay ác tính.

+ Các xét nghiệm khác: ít giá trị

3. Điều trị:

- Đục lấy bỏ u lành tính.

- Cắt cụt chi trong u ác tính.

- Cắt đoạn xương có u, sau đó ghép xương.

- Kết hợp điều trị hóa trị liệu

- Kết hợp điều trị quang tuyến.

4. Một số loại u xương thường gặp

4.1. U xương sụn đơn độc: Oostéo chondrome (Bệnh lồi xương).

4.1.1. Đặc điểm:

Hay gặp do bẩm sinh hay di truyền.

Khối u thường thấy ở vùng đầu dưới xương đùi hay ở đầu trên xương chầy.

Hay gặp ở tuổi < 20 tuổi (xương đang phát triển). Tiến triển lành tính.

4.1.2. Giải phẫu bệnh lý:

- Đại thể: u tổ chức xương và sụn, u xốp.

- Vi thể: Tế bào xương sụn lành.

4.1.3. Triệu chứng chẩn đoán:

* Lâm sàng:

- Không đau

- Vận động bình thường, chỉ đau và giảm vận động, khi khối u to, gây chèn ép gân, cơ, mạch...

- Sờ thấy u tròn, nhẵn, bờ tù, dính sát xương, không di động.

* X.quang:

Chụp 2 tư thế hiện hình cửa khối u điển hình: cuống nhỏ hay cuống rộng tùy theo.

4.1.4. Điều trị:- U nhỏ không chèn ép, không phát triển thì không cần mổ.

- Đục bỏ ụ xương đến dưới màng xương đối với u to u gây chèn ép.

4.2. U Nang xương (U nang thiếu nhi)

4.2.1. Đặc điểm:

- Hay gặp ở tuổi 7 - 15 tuổi.

- Chủ yếu u ở vùng Metaphy của xương đùi, xương chầy, cánh tay.

- Khó xác định bằng lâm sàng. Có thể đến với với một gẫy xương tự nhiên.

- Tiến triển lành tính.

4.2.2. Giải phẫu bệnh:

- Đại thể: Vỏ u xơ dầy, bên trong chứa chất nhầy màu vàng

- Vi thể: Tế bào xương sụn lành tính.

4.2.3. Triệu chứng chẩn đoán:

* Lâm sàng: Các triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng.

Bệnh nhân đến vô tình đến khám và được chẩn đoán xác định vì không đau, không sốt.

X.quang:

Chụp 2 tư thế thấy u ở trong xương. Có thể thấy một nang hoặc nhiều nang liên tiếp. Nang hình tròn hay bầu dục, không có phản ứng màng xương.

4.2.4.. Điều trị+ Nếu đến với một gẫy xương tự nhiên của u thì chỉ định điều tự như gẫy xương, có thể kéo nắn bộ bột hoặc mổ kết hợp xương tùy theo trường hợp.

+ Nếu bệnh nhân đến khám xác định rõ thì mổ.

Đục bỏ u xương đơn thuần, bó bột bất động 4 - 6 tuần.

Hoặc đục bỏ u và ghép xương xốp (trám nhồi xương xốp) để can vững sớm hơn.

4.3. U huỷ cốt bào

4.3.1. Đặc điểm:

Là loại u trung gian giữa lành và ác tính.

Chiếm 10 - 20% trong tổng số u xương.

Hay gặp ở lứa tuổi trẻ < 25 tuổi, nhất là 7 - 15 tuổi.

Khối u thường thấy ở vùng Metaphy của đầu dưới xương đùi hoặc đầu trên xương chầy.

Tế bào u là tế bào khổng lồ, tiến triển dễ thành ác tính.

4.3.2. Giải phẫu bệnh

* Đại thể:

- Tổ chức u xốp. Hoại tử mủn nát, lầy nhầy.

* Vi thể:

- U bậc 1: Trên vi trường thấy có một số tế bào khổng lồ lẫn với tế bào xương sụn lành tính.

- U bậc 2: Trên vi trường thấy rất nhiều tế bào khổng lồ, nhân và nguyên sinh chất bình thường.

- U bậc 3: Thấy toàn là tế bào khổng lồ nhân quái nhân chia, nguyên sinh chất bắt màu kiềm, (tế bào ung thư điển hình).

4.3.3. Triệu chứng, chẩn đoán* Lâm sàng:

- Không đau. Nếu tự nhiên thấy đau trội lên phải nghĩ đến ác tính.

- Sờ không xác định được U.

- Giai đoạn cuối: U to, nể, dính với phần mềm không xác định được ranh giới.

* X.quang: Chụp 2 tư thế thấy:

- U trên xương, bờ không rõ, u ở trong xương.

- Thành xương mỏng, bờ u nham nhở.

- Không có phản ứng màng xương.

Chọc sinh thiết tế bào xác định rõ hơn.

4.3.4. Điều trị:

+ Đục bỏ u, nhồi xương xốp đối và u huỷ cốt bào bậc 1.

+ Cắt đoạn xương có u, ghép xương giai đoạn sau đối với u huỷ cốt bào bậc 2.

+ Cắt cụt chi đối với u huỷ cốt bào bậc 3.

+ Kết hợp: Quang tuyến, hóa trị liệu.

4.4. Ung thư xương tiên phát (Ostéo Sarcome)

4.4.1. Đặc điểm:

- Gặp ở người trẻ 15 - 25 tuổi: 75%.

- U ở vùng gối: 90%, Đầu dưới xương đùi hoặc đầu trên xương chầy.

- Tiến triển rất nhanh.

4.4.2. Giải phẫu bệnh.

Đại thể: Khối u sần sùi, dính với phần mềm, rất chắc hoặc xốp, trong chứa máu.

* Vi thể: Có 2 loại.

- Thể tạo cốt: u tế bào tạo xương, các tế bào quá sản, thường gặp.

- Thể tiêu xương: Trên tiêu bản thấy tế bào xương tiêu huỷ cùng và mạch máu nuôi dưỡng xương.

4.4.3. Triệu chứng chẩn đoán

* Lâm sàng:

+ Toàn thân:

- Gầy yếu và sút cân nhanh chóng, da xanh, thiếu máu.

- Có thể có sốt cao rét run (thể viêm tấy, tiêu xương)

+ Cơ năng:

- Lúc đầu đau âm ỉ, sau đó đau càng tăng dữ dội. Đau liên tục nhất là về đêm. Làm cho không thể ngủ được. Suốt ngày đòi uống thuốc ngủ.

- Có thể đến với một gẫy xương tự nhiên (thể tiêu xương).

- Giảm hay mất vận động.

+ Thực thể:

+ Thể tạo cốt: Khối u mặt sùi, bờ không rõ dính với phần mềm xung quanh, không rõ ranh giới, mật độ chắc, ấn đau.

+ Thể tiêu xương: Biểu hiện tình trạng viêm tấy điển hình, tại chỗ thấy: Khối U căng to, da bóng, có tuần hoàn bàng hệ ở da. Sờ không xác định được bờ. Mật độ chắc, ấn rất đau. Đặc biệt là chọc dò thấy có máu đen loãng không đông. Nếu có là xác định chắc chắn.

* X.quang: Chụp 2 tư thế

- Thế tạo xương: Khối u nham nhở đen đặc.

- Thể tiêu xương: Bờ u nham nhở hình ảnh mất xương.

4.4.4. Điều trị- Cắt đoạn xương khớp: ít dùng

- Cắt cụt chi là chủ yếu: Có sớm, càng cao càng kéo dài thời gian sống.

- Sau mổ: Kết hợp điều trị bằng

+ Quang tuyến

+ Hóa trị liệu.

4.5. Ung thư xương thứ phát

4.5.1. Đặc điểm:

- Thường gặp ở tuổi > 40 tuổi.

- Thường xảy ra sau ung thư vú, tinh hoàn.

- Thường thấy ở xương xốp: xương chậu, xương sên, xương gót.

- Cùng một lúc thẩy u ở nhiều nơi.

- Tiến triển nhanh, tiên lượng rất xấu.

4.5.2. Giải phẫu bệnh

- Xét nghiệm tế bào thấy cả ung thư tiên phát.

4.5.3.Triệu chứng chẩn đoán- Toàn thân: Nặng nề, gầy sút, suy kiệt

- Cơ năng: Đau dữ dội. Mất vận động

- Thực thể: Khối u to, mặt sù sì, ấn đau, bờ ranh giới không rõ.

- X.quang: Xác định rõ u ác tính.

4.5.4. Điều trị

Cơ bản cần kết hợp điều trị ung thư nơi tiên phát. Thường phức tạp và khó khăn.

- Cắt bỏ khối u: ít áp dụng vì bệnh nhân nặng nề.

- Kết hợp điều trị: Quang tuyến + Hóa trị liệu.