GẪY POUTEAU - COUES

Post date: 09:58:37 08-08-2014

Mục tiêu

1. Trình bày được dịch tễ học của gẫy pouteau - colles

2. Phân tích được các triệu chứng điển hình của gẫy đầu dưới xương quay kiểu Pouteau-colles

3. Trình bày được phương pháp điều trị gẫy Pouteau - Colles.

Nội dung

1. Dịch tễ học

- Là loại gẫy thường gặp ở người cao tuổi chiếm 75 - 80% do ngã chống tay.

- Là loại gẫy phổ biến nhất chiếm 50% trong tổng số các loại gẫy xương chi trên.

- Tuổi hay gặp là: > 50 tuổi

- Giới nam ít hơn nữ 2/1

- Nguyên nhân sâu xa thường gặp do loãng xương, đặc biệt là ở nữ, cao tuổi.

- Nguy cơ của loạt gãy này chủ yếu là dể để lại di chứng: cứng cổ tay, rối loạn dinh dưỡng.

- Đây là loại gẫy xương hay gặp nhất ở vùng cổ tay do Pouteau mô tả năm 1783 và Colles mô tả năm 1814.

2. Nguyên nhân, cơ chế.

Gẫy Pouteau - Colles thường do chấn thương gián tiếp, ngã chống bàn tay, bàn tay duỗi hết sức.

Chấn thương trực tiếp đánh vào mặt trước hoặc mặt sau đầu dưới xương quay rất ít gặp.

Trong trường hợp ngã chống tay, bàn tay duỗi hết sức, vì đó là tư thế chống đỡ, thông thường cả cơ thể khi ngã. Cả đầu dưới xương quay bị ép giữa mặt đất và sức nặng của người gây ra gẫy xương. Khi bị chấn thương trực tiếp vào mặt trước hoặc phía sau đầu dưới xương quay, lấy trường hợp quay maniven làm ví dụ: Là cơ chế điển hình gẫy Pouteau- Colles. Cơ chế có thể như sau: Hoặc tay đã bỏ maniven ra, maniven bật trở lại đánh mạnh vào cẳng tay hoặc đầu dư xương quay làm gẫy xương (Chấn thương trực tiếp).

Hoặc maniven bật trở lại làm tay quay sấp và đột ngột, dây chằng quay cổ tay, trước đẩy mạnh vào đầu dư xương làm gẫy xương (gẫy xương gián tiếp)

3. Giải phẫu bệnh.

3.1. Gẫy Pouteau Cones điển hình:

a. Đường gẫy:

Vị trí gẫy bao giờ cũng ở trên khớp quay trụ dưới, đường gẫy thường là đường gẫy ngang.

Các vị trí và tính chất đường gẫy có thể thay đổi, ngày nay mô tả hai loại gẫy cao và gẫy thấp.

- Gẫy cao: Loại này hay gặp. Đường gẫy ở vào khoảng 2 - 2,5cm trên khớp quay trụ dưới vì đó là điểm yếu của xương quay, nơi kiến trúc của xương thay đổi.

- Gẫy thấp. Loại này ít gặp hơn. Đường gây ở vào khoảng 1cm trên khớp quay trụ dưới.

b. Di lệch:

Theo Kauffmann 90% trường hợp là gẫy có di lệch hoàn toàn và di lệch bao giờ cũng điển hình. Đầu dưới di lệch theo ba hướng.

* Ra sau: Đầu dưới chi lệch ra sau vì thường khi ngã chống tay, bàn tay duỗi hết sức gây gẫy đầu dưới xương quay, trong tư thế đo các cơ vùng cẳng tay trước xé kéo bật đoạn trên xương quay ra trước.

* Ra ngoài: Các nhóm cơ sấp và ngửa đối lập nhau nên kéo đoạn trên, xương quay vào trong và làm đầu dưới quay di lệch ra ngoài. Có khi làm toác khớp quay trụ dưới.

* Lên trên: Làm cho mỏm trâm bị kéo lên trên cao hơn so với bình thường.

- Tư thế thẳng: Di lệch lên trên và ra ngoài.

- Tư thế nghiêng: Di lệch lên trên và ra sau.

3.2. Các loại gẫy khác ở đầu dưới xương quay

a. Gẫy kiểu Goyrand: Loại này ít gặp, càn gọi là gây Pouteau - Colles ngược. Đoạn dư cong di lệch ra ngoài, lên trên nhưng lại ra trước.

b. Gẫy lún: Trường hợp này đầu trên cắn gài vào đầu dưới, làm cho mỏm trâm quay rời chỗ lên cao.

c. Gẫy thấu khớp phức tạp: Đường gầy xiên vào tới diện khớp ở mặt dư xương quay.

4. Lâm sàng

Mô tả một trường hợp gây Pouteau - Colles điển hình.

Bệnh nhân, thường là nữ, trên 50 tuổi do ngã chống tay, bị gẫy đầu dưới xương quay.

4.1. Triệu chứng cơ năng và thực thể.

- Đau ở vùng đầu dưới xương quay, nhưng giảm cơ năng ít.

- Sưng ở mặt trước cổ tay, có khi thấy vết bầm máu nhỏ.

- Nhìn thẳng: Trục cẳng tay không thẳng xuống trục ngón 3 bàn tay mà đi theo trục ngón 4 hoặc ngón 5 làm cho bàn tay dạng ra ngoài giống hình lưỡi lê của khẩu súng dài.

- Nhìn nghiêng: Khi cổ tay quay sấp thấy đâu dưới xương quay và bàn tay di lệch ra sau gồ lên giống hình mu thìa hay lưng đĩa. Đặc biệt mỏm trâm trụ lồi ra ở bờ trong cổ tay.

- Sờ mỏm trâm quay và mỏm trâm trụ: Bình thường mỏm trâm quay nằm thấp hơn mỏm trâm trụ từ 1 - 1,5cm. Sau gẫy di lệch, mỏm trâm quay nằm cao hơn hoặc ngang mỏm trâm trụ. Do đầu dư xương quay di lệch lên trên.

4.2. Triệu chứng X.quang

- Gây Pouteau - Cotles điển hình thì thấy rõ: Gẫy ngang đầu dưới xương quay, di lệch lên trên ra ngoài và ra sau, trên phim chụp ở 2 tư thế.

- Đặc biệt trên phim chụp nghiêng:

- Bình thường diện khớp đầu dưới xương quay nhìn xuống dưới và ra trước. Nếu gẫy ở Pouteau - Colles di lệch diện khớp này nhìn xuống dưới và ra sau.

5. Biến chứng

5.1.  Di lệch thứ Phát và can lệch

Là biến chứng chính, không phải do khó nắn mà do khó giữ, cố định không tốt.

5.2. Rối loạn dinh dưỡng nặng, hội chứng tuần dưỡng Sudex

Biến chứng này có các biểu hiện theo giai đoạn như sau:

- Giai đoạn cấp tính: đau nhiều ở các ngón tay, da ấm và nề, ra mồ hôi nhiều, móng mọc nhanh.

- Giai đoạn mạn tính: Da lạnh, rồi tím, bóng nề. Da khô mồ hôi.

Trên X.quang thấy các bè xương mất vôi. Lớp vô xương xuất hiện rõ, sắc nét. Các khe khớp hẹp lại.

- Giai đoạn teo: Da nhợt ấm, cơ tèo lan tỏa các ngón cứng khi, hơi gấp, hoặc cử động thụ động rất đau.

5.3. Biến chứng thần kinh

Thường ít gặp, có khoảng 5% trường hợp thần kinh giữa bị can gấp góc chèn vào vòng xơ của ống cổ tay, gây ra tê bì mất cảm giác vùng do thần kinh giữa chi phối, bị teo cơ mô cái.

6. Điều trị

6.1. Gẫy đầu dưới xương quay đến sớm

* Đối với những trường hợp gẫy không hoàn toàn, không di lệch thì bó bột ngay, bột cẳng bàn tay để bột 4 tuần.

* Gẫy có di lệch: Điển hình là gây Pauteau - Colles cần nắn chỉnh hình tốt sửa cho hết di lệch nhất là di lệch ra sau.

Cách nắn: Gây tê ổ gãy bằng novocain 2%. Có điều kiện có thể gây mê.

Bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay dạng khuỷu để vuông góc, buộc đai kéo ngược lại ở phần dưới cánh tay. Người phụ cầm một tay nắm lấy ngón cái, kéo thẳng theo trục cẳng tay, tay kia nắm lấy các ngón 2, 3, 4 kéo nghiêng về phía xương trụ, căng tay để sấp.

Người nắn để hai ngón tay cái vào đoạn dưới xương quay ở mặt sau cẳng tay, sát ngay trên khớp cổ tay và các ngón giữa đặt vào đoạn trên xương quay ở mặt trước. Trong khi người phụ kéo, người nắn chỉnh lực của hai ngón cái ấn từ trên xuống, lên đầu dưới xương quay, ép mạnh mảnh gẫy đầu dưới xương quay vào phía trong, phía xương trụ, lúc này kéo ngón tay cho cổ tay gấp về phía gan tay và nghiêng nhiêu về phía xương trụ. Sau khi kiểm tra thấy hết di lệch thi bó bột cẳng bàn tay có rạch dọc, để cổ tay ở tư thế Hennequin, đó là tư thế cổ tay gấp khoảng 500 và nghiêng về phía trụ khoảng 300. Đây là tư thế ngăn ngừa di lệch thứ phát. Tư thế này để trong 3 tuần ; sau đó bó bột tròn kín để lại tư thế cơ năng, bất động thêm 3 tuần nữa.

6.2. Gẫy đầu dưới xương quay đến muộn

Đối với những trường hợp gẫy đầu dưới xương quay không điều trị, tới muộn hoặc điều trị thiếu sót, còn di lệch, xương gồ nhiều ra sau, cổ tay đau, gấp duỗi kém, ngay cả gấp duỗi ngón tay cũng bị hạn chế: Phải đặt vấn đề phẫu thuật.

Nếu mới gẫy được khoảng 3 đến 4 tuần: Mổ phá can và đặt lại vị trí giải phẫu cũ. Sau đó bó bột cẳng bàn tay trong 6 tuần hoặc cố định bằng đinh Rush nội tủy.

Nếu tới muộn, sau 2 đến 3 tháng, đã có can xương chắc chắn thường phải mổ đục bỏ khối can theo hình vòng cung để chữa biến dạng gồ ra sau. Nếu bàn tay vẹo ra ngoài nhiều phải cắt bỏ đầu dưới xương trụ để chữa di lệch ra ngoài, sửa lại trục của cẳng bàn tay. Sau đó bó bột cẳng bàn tay trong 6 tuần.

7. Dự phòng

Cần truyền thông giáo dục sức khỏe cho người cao tuổi đề phòng những tai nạn ngay cả trong sinh hoạt gia đình: nền nhà, bậc thang, sân giếng trơn, đồ vật cản, vướng khi đi lại.

- Tập luyện phục hồi chức năng, dự phòng chống loãng xương.

- Dùng thuốc hỗ trợ.